Bộ Công thương vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu.
Phân biệt các loại dầu động cơ
Cách nhận biết khi nào phương tiện động cơ của bạn cần thay dầu ?
JASO - tiêu chuẩn dầu nhớt Nhật Bản
SAE - Hiệp hội kỹ sư ô tô
Ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước cho biết, mới đây Bộ Công Thương đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu. Trong đó Bộ đã đề xuất mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia bán lẻ xăng dầu.
Theo đó, điều 1 của dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung điều 1 của Nghị định 83 năm 2014 quy định: Ngoài các thương nhân kinh doanh xăng dầu được Thủ tướng phê duyệt chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, thương nhân kinh doanh xăng dầu được quyền chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 35%.
Bộ Công thương cho biết do xăng dầu là mặt hàng chiến lược, ảnh hưởng đến dân sinh an ninh năng lượng nên khi mở cửa lĩnh vực này, Bộ đã tính toán rất kỹ thời điểm phù hợp. Vào thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam cũng không cam kết mở cửa đối với mặt hàng này nhằm để doanh nghiệp trong nước có cơ hội lớn mạnh, xây dựng cơ sở vật chất và trấn giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống phân phối xăng dầu trong nước. Đến nay, sau 13 năm, Việt Nam đã mở cửa cho nhà đầu tư ngoại tham gia đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực quan trọng như điện, dầu khí, hàng không…
Trong lĩnh vực bán lẻ xăng dầu, hiện có nhà đầu tư ngoại duy nhất đến từ Nhật Bản là Công ty xăng dầu Idemitsu Q8 tham gia thị trường Việt Nam và đang nắm 35% vốn tại Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn. Trước thời điểm Idemitsu Q8 tham gia, thị trường xăng dầu chỉ có 29 đầu mối nội địa, thị phần tập trung chính vào các ông lớn Petrolimex, PVOil, Saigon Petro… Ngoài Idemitsu Q8, một nhà đầu tư ngoại khác cũng đến từ Nhật Bản là JX Nippon Oil&Energy sở hữu 103,53 triệu cổ phiếu (khoảng 8%) tại Petrolimex và đang có tham vọng tăng tỷ lệ này lên 20%.
Theo Bộ Công thương, sự tham gia của nhà đầu tư ngoại vào một số doanh nghiệp nhà nước lớn được Thủ tướng cho phép như Petrolimex là 20%, PVOil là 35%, Tổng công ty dầu Bình Sơn là 49% đã góp phần cải thiện đáng kể quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đặc biệt là giúp giá trị doanh nghiệp tăng thông qua giá trị cổ phiếu.
Ban soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung đã cân nhắc kỹ và đưa ra mức giới hạn cổ phần chuyển nhượng là 35%, chính là để giới hạn được mức độ can thiệp vào hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư ngoại với doanh nghiệp trong nước, nhất là không để họ có quyền phủ quyết trong khi tỷ lệ này đủ giúp doanh nghiệp thu hút được vốn, công nghệ và kỹ năng quản trị doanh nghiệp,
Đại diện Bộ Công thương cho biết, dự thảo tuy mở ra cơ hội cho nhà đầu tư ngoại tham gia thị trường xăng dầu, song vẫn phải trên nguyên tắc nhà nước phải nắm quyền chi phối. Hoặc đối với các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước, quy định mới sẽ bổ sung quy định dự trữ bắt buộc và kiểm soát, quản lý đối tượng này từ quá trình tái chế rác thải. Điều này nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.
Dự thảo trên của Bộ Công thương đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ, bởi việc này sẽ giúp ngành bán lẻ xăng dầu bỏ dần tính độc quyền, thị trường sẽ sôi động hơn.
(Tổng hợp)